Trong quá trình phát triển của trẻ, có một số thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng của trẻ làm cho răng phát triển lệch lạc, gây ra tình trạng hô, móm , trong tương lai sẽ khiến trẻ tự ti, không muốn giao tiếp trong cuộc sống và có thể ảnh hưởng đến bộ nhai, tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ,…Vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý để sửa ngay từ nhỏ những thói quen đó để giúp cho bé có một nụ cười tươi sau này.
Sau đây là một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ:
- Tật mút ngón tay
Trẻ thường đưa ngón tay vào miệng, mút đều đặn và nhịp nhàng,việc này lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian kéo dài. Trẻ thường mút ngón tay cái hoặc nhiều ngón tay khác hoặc có trẻ mút những bộ phận khác trong tầm với của mình như ngón chân cái. Nhiều bố mẹ không hề chú ý đến thói quen xấu này của trẻ hoặc lại có thái độ lo lắng quá mức khi phát hiện con của mình có thói quen xấu này.
Khi các ngón tay đặt vào giữa hai nhóm răng cửa hàm trên và dưới tạo ra một lực nén trực tiếp đẩy răng cửa trên mọc chìa ra phía trước, răng cửa dưới lại nghiêng vào phía trong, hai hàm cắn không khít với nhau và khi mút tạo áp lực vào phía trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm.
Việc ngừng thói quen mút ngón tay trước khi mọc các răng cửa vĩnh viễn đầu tiên sẽ không có ảnh hưởng gì đến việc mọc và sắp xếp các răng của trẻ. Tuy nhiên, thói quen này vẫn tiếp tục kéo dài đến thời kỳ mọc răng cửa vĩnh viễn đầu tiên có thể sẽ gây ra những rối loạn cho việc mọc răng hoặc sắp xếp các răng. Nếu trẻ ngừng mút tay ở độ tuổi 8 đến 10 tuổi thì phần lớn các hậu quả có thể điều chỉnh được do các mức độ lệch lạc khớp cắn thường còn ít và chậm mọc răng.
- Tật mút môi, cắn môi
Trẻ thường có thói quen mút, cắn môi dưới, giống như việc mút ngón tay, hậu quả của tật mút, cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra, khớp cắn không khít và trẻ có thể phát âm không chuẩn. Tật cắn môi thường rất dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô là một động lực giúp trẻ dễ thay đổi và dần dần bỏ được.
- Tật đẩy lưỡi
Đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường khi trẻ nuốt. Việc đẩy lưỡi mỗi khi nuốt là rất thông thường, kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây nên những ảnh hưởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi của trẻ có thời gian kéo dài và có xu hướng ngả về phía trước có thể làm sai vị trí của răng. Ở trẻ, cắn không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi có thể là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ lệch lạc răng.
- Thở bằng miệng
Trẻ thở bằng miệng thường có giấc ngủ không sâu, khiến chúng mệt mỏi và không tập trung. Thở bằng miệng cũng gây tác động đến cơ lưỡi, tạo nên tật đẩy lưỡi khiến răng của trẻ xê dịch, gây lếch lạc về khớp cắn, ảnh hưởng đáng kể đến phát âm, nhai, nuốt và thở.
Nắm bắt được những thói quen xấu của trẻ, điều chỉnh sớm sẽ giúp trẻ tránh những tác hại xấu về sau. Hãy là những bậc cha mẹ hiểu biết và chăm sóc cho trẻ thật tốt nhé ! Nếu bạn còn lăn tăn hoặc trẻ nhà bạn đã xuất hiện những dấu hiệu về răng miệng, hãy tìm đến ngay những phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị.
Hiện nay, tại Việt Nam, bác sĩ Phạm Hồng Đức là chuyên gia chỉnh nha hiếm hoi có đủ tiêu chuẩn là thành viên của hiệp hội bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ (American Association for orthodontist – AAO). Với gần 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực Chỉnh nha – Niềng răng, bác sĩ Phạm Hồng Đức sẽ khiến bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh!
———————
Tham gia ngay group của bác sĩ chỉnh nha Phạm Hồng Đức AAO để có những thông tin chính xác, đầy đủ về chỉnh nha:
https://www.facebook.com/groups/1885704344983876/